Cắn nhau là một vấn đề rất phổ biến giữa những đứa trẻ trong nhóm tuổi Toddler bởi hàng loạt lí do khác nhau. Nhưng bất cứ một lí do nào cho việc trẻ cắn nhau cũng khiến hầu hết các bậc ba mẹ bị sốc và cảm thấy phiền toái. Và điều họ muốn làm ngay lúc đó là dừng nó lại – ngay lập tức.

Hiểu được lí do tại sao trẻ Toddler cắn nhau là bước đầu tiên trong việc ngăn chặn vấn đề cắn nhau cũng như tìm những giải pháp thay thế cho việc cắn.

NHỮNG LÍ DO PHỔ BIẾN VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆC CẮN

  • Cắn để trải nghiệm:

Không có gì bất thường khi trẻ Infant hay trẻ Toddler khám phá thế giới của chúng, bao gồm cả con người thông qua việc cắn. Trẻ Infant và Toddler thường học hỏi, khám phá bằng cách bỏ mọi thứ vào trong miệng. Chính vì vậy, thỉnh thoảng hậu quả của việc khám phá này là việc cắn một ai đó. Những lúc như vậy, hãy đặt ra một giới hạn rõ ràng, chỉ cho trẻ biết rằng một số thứ có thể được cắn như đồ gặm nướu và thứ căn; một số thứ không được cắn như con người và động vật.

Một ví dụ về việc cắn để trải nghiệm là trẻ muốn tìm hiểu về nguyên nhân và kết quả. Chúng đang tự hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi cắn bạn tôi hoặc mẹ tôi?”. Lúc này hãy cung cấp cho trẻ những cơ hội khác nhau để tìm hiểu về nguyên nhân và kết quả thông qua đồ gặm nướu và các hoạt động khác.

  • Cắn vì ngứa răng:

Infant và Toddler phải trải qua rất nhiều sự khó chịu khi chúng mọc răng. Lợi của chúng sưng lên và đau. Phản ứng tự nhiên của chúng là tìm một vật gì đó gây áp lực lên nướu của mình bằng cách cắn mọi thứ. Vì vậy, sẽ không có gì lạ khi trẻ chịu đựng bằng cách cắn vào vai hay vú của mẹ để giảm đau khi mọc răng. Hãy cung cấp cho trẻ những cơ hội giúp trẻ trong giai đoạn mọc rang như đưa cho trẻ miếng bánh mì được đông lạnh, miếng bánh quy cho trẻ mọc rang hoặc nướu gặm…

  • Cắn như một kiểu tương tác xã hội:

Nhiều trẻ Infant và Toddler cắn bạn khi chúng cố gắng tương tác với một trẻ khác. Trẻ ở lứa tuổi này chưa có đủ các kỹ năng xã hội để biểu đạt ý: “Xin chào, tôi muốn chơi với bạn!”. Vì thế, đôi khi chúng tiếp cận một người bạn với một vết cắn như một lời nói “Xin chào”. Hãy theo dõi trẻ một cách chặt chẽ để hỗ trợ chúng tương tác một cách tích cực với bạn của chúng.

  • Cắn vì bực bội:

Một số trẻ thường phải đối mặt với các tình huống gây ra sự bực bội như khi bị bạn cướp mất đồ chơi hoặc khi người lớn không thể đáp ứng nhu cầu của chúng nhanh chóng như chúng muốn. Trẻ toddler thì còn thiếu kỹ năng xã hội và quản lý cảm xúc để biểu đạt cảm xúc của chúng theo hướng tích cực. Vào những thời điểm như thế này, không có gì ngạc nhiên khi trẻ đối phó với sự bực tức của mình bằng việc cắn bất cứ ai ở gần đó. Hãy nhận biết khi nào trẻ đang phải vật lộn với sự bực bội và sẵn sàng hỗ trợ khi chúng cần. Điều quan trọng nữa là hãy làm mẫu và cung cấp ngôn ngữ cho trẻ để giúp trẻ có thể diễn đạt cảm xúc của chúng như: “Đó là của tôi!”, “không!”, “đừng đẩy tôi!”

  • Cắn vì bị đe dọa:

Khi một đứa trẻ cảm thấy bản thân mình đang bị rơi vào trạng thái nguy hiểm thì chúng có thể phản ứng lại bằng việc cắn như một cách để phòng thủ. Đối với một số trẻ, cắn là một cách để có được cảm giác kiểm soát bản thân đặc biệt là khi chúng bị choáng ngợp, mất cân bằng bởi môi trường và sự kiện diễn ra xung quanh chúng. Hãy cung cấp cho trẻ một vài sự hỗ trợ đầy yêu thương và giúp chúng hiểu rằng chúng đang được an toàn.

  • Cắn theo kiểu bắt chước:

Bắt chước là một trong những cách trẻ nhỏ học hỏi. Vì thế, sẽ không có gì là lạ khi một đứa trẻ nhìn thấy một người bạn của mình cắn bạn khác, sau đó dùng nó để thử nghiệm cho chính mình. Hãy cung cấp cho trẻ nhiều ví dụ về hành vi yêu thương, tử tế. Tuyệt đối không bao giờ cắn lại trẻ để chứng minh cảm giác bị cắn.

  • Cắn để thu hút sự chú ý:

Trẻ con rất thích được chú ý, đặc biệt là từ người lớn. Khi ba mẹ qua chú ý đến hành vi tiêu cực như việc cắn, trẻ sẽ học được rằng cắn là một cách tốt để thu hút sự chú ý. Hãy cung cấp nhiều sự chú ý tích cực cho trẻ mỗi ngày. Nó cũng là cách quan trọng để giảm thiểu sự chú ý tiêu cực đến các hành vi như cắn.

  • Cắn để thể hiện quyền lực:

Trẻ toddler có nhu cầu độc lập và kiểm soát mạnh mẽ. Phản ứng rất thường xuyên mà trẻ nhận được từ việc cắn giúp trẻ thỏa mãn được nhu cầu này. Hãy cung cấp thật nhiều cơ hội để trẻ có thể lựa chọn trong suốt cả ngày. Điều này giúp chúng thỏa mãn nhu cầu kiểm soát mà chúng cần. Nó cũng là một điều rất quan trọng để củng cố tất cả sự nỗ lực của trẻ về hành vi xã hội một cách tích cực mỗi ngày.

Như với hầu hết các tình huống có thể gây hại liên quan đến trẻ em, phòng ngừa là chìa khóa. Người lớn phải là người quan sát tích cực của trẻ em để tránh bị cắn trong những lúc mà khôngcósự giám sát chặt chẽ, người lớn phải can thiệp nhanh và bình tĩnh nhất có thể.

CAN THIỆP TRƯỚC KHI VẾT CẮN CÓ THỂ XẢY RA

  • Nói chuyện với trẻ bằng cách đưa ra những từ như: “Cô thấy rằng con rất muốn món đồ chơi đó! “
  • Thể hiện sự kiên nhẫn và thấu hiểu cho sự thất vọng mà trẻ đang trải qua.
  • Cung cấp các giải pháp như: “Chúng ta có một chiếc xe tải màu đỏ khác ngay tại đây. Hãy đến để lấy nó nhé!”.
  • Thể hiện các cách tương tác xen kẽ và nói điều gì đó giống như: “Bạn ấy sẽ thích nếu con xoa tay cho bạn”. Hãy tập trung vào hành vi tích cực mà chúng ta muốn trẻ làm chứ không nhắc đến hành vi tiêu cực của trẻ.

KHI ĐỨA TRẺ CỦA BẠN CẮN…

  • An ủi trẻ bị cắn.
  • Làm sạch vết thương bằng xà phòng nhẹ và nước. Cung cấp một túi chườm đá để giảm đau và sưng.
  • An ủi cho đứa trẻ bị thương bằng cách nói điều gì đó như: “Vết cắn đó chắc đau lắm? Và cô chắc chắn rằng con không muốn bạn cắn tay con!”
  • Bình tĩnh tiếp cận đứa trẻ cắn. Nhiều lúc những đứa trẻ này cũng cảm thấy choáng ngợp và sợ hãi sau khi chúng cắn. Chúng cũngcần có sự thoải mái.
  • An ủi đứa trẻ cắn bằng cách nói điều gì đó như “Con có vẻ buồn khi cánh tay của bạn bị đau vì vết cắn.”
  • Giúp đứa trẻ hiểu được sự tổn thương mà bạn của chúng đang cảm thấy bằng cách đề nghị cho bé nói chuyện với bạn mình. Nói điều gì đó như: “Con có muốn gặp Sally ngay bây giờ không? Con có thể nói với bạn ấy rằng con hy vọng bạn ấy sẽ nhanh chóng cảm thấy tốt hơn”.

Trẻ Toddler có thể học được rất nhiều từ việc an ủi bạn mình sau khi bị cắn. Trẻ cắn bạn có thể muốn nhìn thấy vết thương. Điều đó ổn nếu trẻ bị thương muốn thể hiện điều đó. Nhưng đừng ép buộc một trong hai trẻ phải có sự tương tác này, trừ khi cả hai đều sẵn lòng.

  • Củng cố quy tắc rằng chúng ta không được làm tổn thương người khác. Giúp cả hai bạn hiểu rằng công việc của chúng ta là giữ an toàn cho mọi người. Nói với trẻ rằng: “Cô biết con đang tức giận. Nhưng cô không thể cho phép con cắn người khác được”.
  • Khi môi trường bình tĩnh trở lại, hãy nhắc nhở trẻ những gì chúng có thể làm để khẳng định bản thân, như nói: “Không! Đó là của tôi!” hay “Tránh ra!” hoặc dạy cho chúng cách gầm gừ như một con hổ để thể hiện bản thân khi trẻ vẫn chưa nói được. Mục tiêu là dạy sự quả quyết và kỹ năng giao tiếp cho cả trẻ cắn và đứa trẻ bị cắn.

KHÔNG BAO GIỜ ĐÁNH HOẶC CẮN LẠI MỘT ĐỨA TRẺ ĐÃ CẮN BẠN VÌ ĐIỀU ĐÓ DẠY CHO TRẺ RẰNG BẠO LỰC VỚI NGƯỜI KHÁC LÀ ĐÚNG

Trẻ nhỏ cần rất nhiều sự thực hành để học được kỹ năng tương tác với bạn bè của chúng theo hướng tích cực. Chúngcần sự hướng dẫn và hỗ trợ tích cực từ bamẹ. Khi trẻ lớnhơn và cónhiềutrải nghiệmhơn, và trở thànhtrẻ mẫu giáo (3 tuổi trở lên), có khả năng chúng sẽ phát triển những cách tương tác phù hợp hơn.